Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

NỘI KHOA

 TĂNG HUYẾT ÁP


CHỈ ĐỊNH DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP (15/07/2009)
http://cimsi.org.vn/ChuyenTrang/Default.aspx?action=Detail&newsId=620
(Lồng ghép bảng phân loại HA của JNC vào)
Các chỉ định dùng thuốc dựa vào giai đoạn THA, yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích và các bệnh kèm theo được trình bày ở bảng dưới đây:
THA
(Phân loại JNC VI/1997)
Nguy cơ nhóm A
Nguy cơ nhóm B
Nguy cơ nhóm C
Bình thường cao
Ðiều chỉnh lối sống
Ðiều chỉnh lối sống
Dùng thuốc
Giai đoạn I
Ðiều chỉnh lối sống
(có thể đến 12 tháng)
Ðiều chỉnh lối sống
(có thể đến 6 tháng)
Dùng thuốc
Giai đoạn II
Dùng thuốc
Dùng thuốc
Dùng thuốc
Giai đoạn III
Dùng thuốc
Ghi chú:
·  Nguy cơ nhóm A:
Không có nguy cơ, không tổn thương cơ quan đích
Không có bệnh lý tim mạch biểu hiện lâm sàng 
·    Nguy cơ nhóm B:
Có ít nhất một yếu tố nguy cơ (không bao gồm tiểu đường). Không có bệnh lý tim và tổn thương cơ quan đích 
·    Nguy cơ nhóm C:
Tổn thương cơ quan đích, có bệnh lý tim hoặc tiểu đường, có hoặc không phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác. 
Nhìn bảng trên ta thấy với nguy cơ nhóm A và nhóm B điều trị THA ở giai đoạn I trước hết là điều chỉnh lối sống nếu không kết quả thì mới dùng thuốc. Còn nguy cơ nhóm C thì phải dùng thuốc rất sớm ngay khi huyết áp chỉ ở mức bình thường cao.
RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Điều trị rối loạn tiền đình

Tôi năm nay 40 tuổi, cách đây 4 năm, tôi thường hay bị hoa mắt chóng mặt, có lúc muốn ngất xỉu nhất là những lúc đứng lên đột ngột hoặc quay đầu nhanh quá. Tôi đã đi khám và được chẩn đoán là rối loạn tiền đình. Xin cho biết có thuốc gì để chữa bệnh này? (Nguyễn Thị Thúy - Hà Nội)
Khi bị rối loạn tiền đình, các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn.
Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy được, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.
Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh, mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả. Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày rồi hồi phục dần, nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), bệnh lý của cột sống cổ (thoái hóa, thoát vị, viêm, hẹp thân đốt..) bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ (rối loạn chuyển hóa lipid), bệnh lý tim mạch, bệnh lý của hệ tạo máu.
Vì vậy trường hợp của bạn tốt nhất là đến các trung tâm y tế có uy tin để khám và làm các xét nghiệm cần thiết như các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ... để chẩn đoán nguyên nhân từ đó bác sỹ mới có chỉ định điều trị hợp lý cho bạn.
Trước mắt bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt chườm ấm vùng cột sống cổ cũng có thể giúp bạn giải quyết tạm thời tình trạng này. Hoặc có thể sử dụng các thuốc tăng cường tuần hoàn não như cinnarizin, flunarizine, vipocetin, duxil, tanganil, hay ginko biloba... Tuy nhiên dùng thuốc nào, liều lượng ra sao bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
BÁC SĨ: VÂN ANH
------------------------------------------------------------------------------
Viêm phổi bệnh viện là tình trạng bệnh xảy ra sau 48 giờ nhập viện (trước đó phổi bình thường).
----------------------------------------------------------------------------

                VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN



Để chẩn đoán viêm phổi mắc phải ở bệnh viện cần dựa vào những yếu tố nào ?
Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện là nỗi khiếp sợ không chỉ với bệnh nhân mà với ngay cả các nhân viên y tế, do vậy bệnh cần được chẩn đoán và điều trị rất kịp thời mới hy vọng cứu sống bệnh nhân
 Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện là bệnh lý nặng, việc chẩn đoán cần đặt ra sớm và cần được chẩn đoán đúng, có nhu vậy mới đảm bảo kết quả điều trị. Chẩn đoán xác định bệnh nhân có viêm phổi mắc phải ở bệnh viện thường dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng sau:
Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện
Xuất hiện các triệu chứng của viêm phổi sau 48 giờ nhập viện
Triệu chứng lâm sang của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện bao gồm:
       -   Sốt: sốt cơn 38 0C – 40 0C tuỳ theo từng bệnh nhân, những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch có thể không có sốt. Đôi khi triệu chứng sốt khá kín đáo, chỉ phát hiện qua cặp nhiệt độ hàng ngày, đặc biệt với những bệnh nhân hôn mê, rối loạn ý thức hoặc đang thở máy.
      -   Thay đổi màu sắc đờm hoặc dịch tiết đường hô hấp: bệnh nhân có thể xuất hiện khạc đờm màu vàng, màu xanh hoặc đờm đục. Với những bệnh nhân đang thở máy có thể thấy thay đổi màu sắc dịch tiết đường hô hấp khi hút đờm hàng ngày.
-   Ho xuất hiện hoặc ho tăng lên ở những bệnh nhân đã có biểu hiện ho từ trước.
-   Đau ngực: khá thường gặp, đau ngực bên tổn thương.
-   Khó thở xuất hiện và tăng dần. Xuất hiện suy hô hấp ở những bệnh nhân đã có khó thở từ trước đó.
-   Khám phổi: có thể thấy những dấu hiệu của bệnh lý viêm phổi như hội chứng đông đặc, tuy nhiên hầu hết các trường hợp chỉ thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.
Triệu chứng xét nghiệm:
      -   Công thức máu: có thể thấy số lượng bạch cầu tăng (>10 Giga/lít), Bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 85%. Những trường hợp nặng hoặc có suy giảm miễn dịch thấy bạch cầu giảm (<4Giga/lít).
-   Máu lắng tăng.
-   Phim chụp X quang phổi:
+  Hội chứng lấp đầy phế nang với dấu hiệu phế quản hơi, thể tích thuỳ phổi viêm không nhỏ lại, bóng mờ phế nang hoặc mô kẽ, tổn thương mới xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên, có thể kèm theo tràn dịch màng phổi.
+ Những nốt mờ mới dạng thâm nhiễm xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên phổi.
-   Các biện pháp tìm vi khuẩn gây bệnh:
+ Cấy máu cần thực hiện sớm trước khi dung kháng sinh, cấy máu ít nhất 3 lần ở tất cả các bệnh nhân nghi ngờ viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.
+ Đờm, dịch phế quản: nhuộm gram để tìm hình ảnh vi khuẩn trước, sau đó tiến hành cấy để tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ để tìm ra kháng sinh còn nhạy cảm để điều trị. Cần cấy cả trên môi trường ái khí và yếm khí.
+ Bệnh phẩm qua nội soi phế quản ống mềm: rửa phế nang vùng phổi tổn thương, chải phế quản bằng ống thông có nút bảo vệ.
+ Chải phế quản mù bằng ống thông có nút bảo vệ khi không làm được nội soi phế quản ống mềm.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai

tràn dịch màng phổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét