Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

HỘI CHỨNG SJS


Hội Chứng Stevens Johnson
Là hội chứng lâm sàng: Tổn thương hồng ban đa dạng ở da và niêm mạc.
(HC Lyell là tập hợp những triệu chứng da và nội tạng rất nặng) 
BC của HC SJS
Biến chứng HC Lyell
-         Nhiễm trùng huyết
-         Viêm phổi
-         Mất nước
-         Rối loạn điện giải
-         Nhiễm trùng huyết
-         Nhiễm trùng bộ máy hô hấp
-         Các biến chứng gan, thận
-         BC mắt: giảm thị lực, loét giác mạc, không hồi phục
-         Hẹp thực quản
-         Hẹp âm đạo
1.Định nghĩa SJS:
+ SJS là rối loạn do tăng nhạy cảm với phức hợp miễn dịch trung gian, có
thể do nguyên nhân là thuốc men, nhim virus, do bệnh ác tính, một nửa
trường hp là tự phát không tìm ra nguyên nhân.
+ Phân loại 3 nhóm:
+ Hoại tử biểu bì do độc t(TEN - Toxic epidermal necrolysis) với đặc tính
có > 30% bmt da bị tổn thương; căn nguyên chủ yếu do thuốc, và tvong
khoảng 40%.
+ Hi chng SJS (Stevens-Johnson) với tổn thương 10-30% bmt da, căn
nguyên ng do thuốc và nhim khun, tvong thp khoảng 5%; Trong SJS
thường có cả hai dạng EM và TEN.
+ Hồng ban đa dạng (EM) (Erytherma multiforme) với < 10% da tổn thương
thường do virus Herpes, không tvong, dtái phát.
2.Chẩn đoán
+ SJS biểu hiện tổn thương hồng ban đa dạng rng ở da và trên 2 niêm mạc,
hay bùng phát đột ngột, lan thành đám, có thlà túi nhỏ bong nước, ban xut
huyết hay điểm hoại tử hay trợt da mảng lớn như bỏng.
+ Tổn thương điển hình là không nga.
+ St, chóng mặt tư thế, mạch nhanh; giảm h.áp; loét giác mạc hay gp.
Tham khảo: Phân bit Hc Lyell
3.Điều dưỡng
+Theo dõi sinh hiu: mi 1 gi/giai đoạn nng;
+ Hoạt động: tại giường, cách ly trong điều kin giống như bỏng.
+ Chăm sóc: O2 2-6 lit/ph catheter, mask. Dùng gạc tm nước muối đắp lên
mt, môi và i. Tổn thương miệng cho dùng nước súc ming. + Giảm đau
tại chỗ là để giảm đau và cho phép bnh nhân uống được. Vùng tổn thương
lt da phải được đắp gạc thm nước mui hoặc dung dịch Burow.
+ Chế độ ăn: Không dùng đường ming.
+Truyn bù dịch cơ sở: cho 2 đường truyn IV Dung d.d mui 0, 9% hay
Ringer lactat 1-2 L truyn trong vòng 1-2 gi, ri thì truyn d.d mn ngọt
đẳng theo tốc độ 150-200ml/gi
+ Đặt sond Foley theo dõi sát lưu lượng tiu nếu cần.
+ Gọi BS nếu: 50< mạch >130; 90/60< HA >160/90; 10< Thở >25; Thân
nhiệt >38.5; SpO2 < 90%
4. Điều trị đặc hiệu
Chưa có thuốc đặc hiệu với SJS. Có thcho:
+ Globulin min dịch 1g/kg/ngày khoảng 3 ngày.
+ Cyclosporine 2, 5-5mg/kg ung chia nhiu ln /ngay.
+ Corticosteroids còn bàn lun, dùng thcho các ca nng, dùng sớm trước
khi bùng phát lan tràn, dùng liu ttrung bình đến cao và ngưng ngay sau
vài ngày nếu không đáp ứng.
Prednisone 100-250mg tiêm tĩnh mạch hoặc cho 4mg/kg/ngày trong khoảng
3-4 ngày đầu.
+ Acyclovir (Zovirax) giảm hội chng, chỉ định trên bệnh nhân đã ni ban
trong 48 gi, dùng có khả năng giảm đau & cải thin nhanh tổn thương da.
- Người ln 600-800mg x 2 lan/ngày x 7-10 ngày.
- Trẻ em dùng liu 10mg/kg hay 500mg/m2 IV/8 giờ.
5.Điều trị triệu chứng
+Điều trị tại HS phải bồi phụ nước điện giải cho đúng.
+ Tổn thương da điều trị giống như với bỏng.
+ Chú ý đặc biệt chăm c đường hô hp và làm ổn định huyết động, bù đủ
dịch, chăm sóc vết thương bong và làm giảm đau.
+ Cimetidine (Tagamet) 300mg IV hay PO mi 6h,
+ Ranitidine (Zantac) 150mg IV hay PO 2 ln/ng
6.XN máu, niu: CBC, XN Chức năng thận; Cy máu khi có chỉ định. XN
film phổi khi có viêm phi.
Sinh thiết da: là XN xác định chẩn đoán nhưng không làm tại HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------
 HỘI CHỨNG STEVENS JOHNSON
Syndrom Steven Johnson
ectodermose erosive plusiorificiele
Giáo trình Bệnh Da và hoa liễu HVQY
1. Đại cương.
1.1. Định nghĩa.
Hội chứng S. J thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ 2: 1, vào mùa hè đông hoặc xuân. Bệnh khởi phát đột ngột bắt đầu bằng sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau viêm họng miệng, niêm mạc mắt và sinh dục về sau xuất hiện ở da mụn nước, bọng nước, toàn trạng ngày càng nặng có thể tử vong.
Trước đây hội chứng S. J được xem là thể cấp tính của ban đỏ đa dạng.Tuy nhiên gần đây một số tác giả cho rằng nên xếp riêng vì bệnh có tính chất riêng biệt.
1.2. Căn nguyên.
Cho đến nay hội chứng S. J được cho là nhiều căn nguyên trong đó đáng chú ý là:
+ Do thuốc: hạ sốt, giảm, an thần đặc biệt kháng sinh nhóm Penicillin, Sunfamides.
+ Do tiêm vacin, huyế thanh.
+ Nhiễm virut : do Herpes.
+ Các bệnh nhiễm khuẩn: viêm phổi, viêm màng não, viêm não, nhiễm khuẩn răng miệng
+ Các loại bệnh ký sinh trùng, sốt rét, trùng roi, nhiễm nấm.
+ Bệnh tạo keo : lupus ban đỏ.
+ Rối loạn nội tiết, có thai hoặc rối loạn kinh nguyệt ...
2. Lâm sàng.
Bệnh khởi đầu đột ngột sốt cao 39- 40o, nhức đầu, mệt mỏi đau viêm họng miệng về sau toàn trạng ngày càng nặng.
+ Viêm miệng ( Stomatite) là một dấu hiệu xuất hiện sớm của hội chứng S. J biểu hiện mụn nước ở môi, lưỡi và niêm mạc miệng hoặc xung quanh miệng về sau gây viêm miệng nặng kèm theo giả màng xuất huyết, chảy nước bọt, lóêt miệng ăn uống rất khó khăn.
+ Mắt: viêm kết mạc hai bên, loét giác mạc.
+ Mũi (epitaxis): viêm mũi, xung huyết, chảy máu mũi.
+ Da: xuất hiện mụn, bọng nước hoặc ban xuất huyết ở mặt tay, chân sau đó xuất hiện tổn thương ban đỏ hình huy hiệu toàn thân kèm theo viêm một hoặc tất cả các hốc tự nhiên (miệng, mũi, kết mạc, niệu đạo, âm đạo, hậu môn).
+ Cơ quan nội tạng khác: viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa.
Tiến triển và tiên lượng
Bệnh ngày càng nặng bệnh nhân mệt mỏi đau khớp, hôn mê, loạn nhịp tim, viêm màng cơ tim, nhiễm khuẩn huyết có thể tử vong. Nếu tổn thương nặng các hốc tự nhiên có thể gây biến chứng như mù lòa...
Chẩn đoán phân biệt
- Viêm da Herpes.
- Viêm da tiếp xúc bọng nước.
- Pemphygus.
- Hội chứng Lyell.
3. Điều trị
Điều trị theo nguyên nhân:
Do herpes: dùng acyclovir 200 mg x 5 viên/ngày x 7 ngày
Do sốt rét: điều trị theo bệnh sốt rét...
Nếu do thuốc: phải ngừng loại thuốc gây bệnh và điều trị với corticoid. Thể nhẹ: 1 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ; thể trung bình dùng: 1,5- 2 mg/1 kg thể trọng/ 24 giờ. Có thể kết hợp với kháng sinh nhóm ít gây dị ứng (macrolit).
Tại chỗ: xoa bột talc, chăm sóc hộ lý tốt sau bôi thuốc màu: eosin 2%. Dung dịch milian, dung dịch betadne (iod loãng).

Bệnh Lậu là là gì?

Bệnh Lậu là là gì? Ths.BS Huy 0912 525 147
 
Bệnh Lậu ? Ths.BS Huy 0912 525 147
Bệnh lậu một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, thông qua giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ.
•Đây một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, do lậu cầu khuẩn "Neisseria gonorrhoeae" gây nên, có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng.
•Vi khuẩn bệnh lậu thường được tìm thấy ở âm đạo và đặc biệt hơn nữa ở cổ tử cung ở nữ và trong đường niệu đạo ở nam.

1. Nguyên nhân gây bệnh lậu.
Bệnh lậu có nguyên nhân do vi khuẩn gây ra.
•Vi khuẩn gây bệnh lậu không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài phút, cũng như không thể sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, hay chân. Vì thế bệnh lậu không lây qua những hình thức giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn …
Bệnh lậu lây truyền trong khi giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ dưới mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng, …).
•Ngoài ra bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con khi thai sổ qua ống đẻ
2. Triệu chứng bệnh lậu.
Biểu hiện bệnh lậu ở nam và nữ khác nhau :

Đối với nam giới

•Ða số nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng đau ở đầu dương vật, ra mủ niệu đạo kèm theo đái buốt, vì vậy họ thường đi khám sớm, nhưng cũng không đủ sớm để tránh lây truyền cho bạn tình.
•Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Biểu hiện mủ chảy ra từ trong niệu đạo, màu vàng hoặc vàng xanh, số lượng thường nhiều và kèm theo đái buốt, đái dắt.
•Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt … gây vô sinh.
Đối với nữ giới
•Ngứa và rát quanh vùng âm hộ, tiểu tiện thấy đau
•Có tới 50-80% không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên hay bị các biến chứng như viêm tiểu khung dẫn đến vô sinh và chửa ngoài tử cung.
•Phụ nữ có thai bị lậu không được điều trị có thể bị sảy thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh.
•Biểu hiện bệnh cấp tính với các triệu chứng đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.
3. Phòng ngừa và điều trị bệnh lậu.
Phòng ngừa

•Không quan hệ tình duc với người bị bệnh lậu
•Không dùng chung các dụng cu vệ sinh như chậu tắm, khăn…
•Luôn dùng bao cao su và các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
Điều trị

•Đối với bệnh lậu không biến chứng có thể dùng các loại thuốc sau :
-Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
-Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.
-Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.

• Đối với bệnh lậu có biến chứng (viêm mào tinh hoàn, viêm vòi trứng,…) việc điều trị phức tạp hơn, các kháng sinh được dùng với liều cao và kéo dài (2-4 tuần).
•Nhiễm lậu cầu thường kèm theo nhiễm Chlamydia trachomatis do vậy cần kết hợp điều trị đồng thời cả bệnh lậu và Chlamydia trachomatis
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày

- Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày


- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày


- Azithromycin (zithromax) 500mg, uống 2 viên liều duy nhất

.
•Điều quan trọng trong điều trị bệnh lậu nói riêng cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung phải tiến hành điều trị cả bạn tình và tốt nhất các bạn nên đến Bác Sĩ chuyên khoa khám, điều trị dứt điểm, tránh bệnh kháng thuốc và để lại biến chứng.

ThS.Bs Vũ Ngọc Huy 0912 525 147 Chuyên Khoa Da Liểu lây nhiễm Bệnh Viện Da Liễu TƯ 15 A Phương Mai- Đống Đa - Hà Nội.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Hội chứng Lyell


HỘI CHỨNG LYELL
(Ly th­­ượng bì hoại tử tối cấp)
Epidermolyse nécrosante Nécrolyse épidermique toxique (N.E.T)
Surai'gue Toxic epidemal necrolysis (T.E.N)
Thạc sỹ Nguyễn Từ Đệ
1. Định nghĩa.
Hội chứng Lyell là tập hợp những triệu chứng da và nội tạng rất nặng. Bệnh thư­­ờng bắt đầu trư­­ớc tiên ở niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt, mũi, miệng. Thư­­ơng tổn da là những hồng ban, bọng nư­­ớc, những đám da bị xé rách, bị lột trông giống như­­ bỏng lửa. Dấu hiệu Nikolsky (+).
Hội chứng Lyell bắt đầu như­­ hội chứng Stevens- Johnson như­­ng không dừng lại các thư­­ơng tổn ở hốc tự nhiên mà tiến triển lan toả khắp ngư­­ời với da bị bóc tách ra (detachment of the epidermis).
Bệnh có tỷ lệ tử vong cao 25-100% ). Nguyên nhân tử vong phần lớn do điều trị không hiệu quả ngay từ đầu.
2. Căn nguyên.

+ Do thuốc: chiếm phần lớn các tr­­ường hợp (77% do thuốc, 23% do tự phát).
- Do thuốc kháng viêm không corticoide (43%).
- Sulfamid nhất là sulfamid chậm (25%).
- Thuốc chống co giật 10%.
- Các thuốc khác 4%(kháng herpes, hydantoine, halloperidol,kháng lao).
Bệnh th­­ường xuất hiện ở ng­­ười đang khoẻ mạnh bình thư­­ờng, sau khi sử dụng các thuốc nói trên từ 10 đến 30 ngày, sớm nhất là 01 ngày, trung bình 14 ngày, có trư­­ờng hợp tới 45 ngày.
Phần lớn các tưr­­ờng hợp đều gặp ở ngư­­ời dùng trên một loại thuốc, có người dùng tới 4-5 loại khác nhau.
+ Do nhiễm trùng.
+ Do tiêm vaccin, huyết thanh.
+ Nhiễm trùng kèm theo bệnh dị ứng.
+ Một số tr­ường hợp không rõ nguyên nhân (idiopathique).
3. Lâm sàng
.
Nữ gặp gấp 2 lần nam
+ Bệnh tiến triển cấp tính trong một vài giờ, đôi khi đột ngột xuất hiện sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nh­­ược cơ thể, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và như­­ợc cơ. Trư­­ờng hợp nhẹ có khả năng tiến triển thành nặng sau 2-3 ngày với một bệnh cảnh lâm sàng rất đầy đủ điển hình, đôi khi bán hôn mê, bệnh nhân sốt cao liên tục 39 - 40 0C.
+ Tổn th­­ương da:
- Dát đỏ giống ban sởi hoặc hồng ban lan toả.
- Hồng ban đa dạng.
- Bọng nư­­ớc lùng nhùng giống như­­ bỏng lửa. Các tổn th­­ương nói trên nhanh chóng lan rộng, đỏ sẫm, những đám da bị trợt. Bệnh nhân có cảm giác đau rát, dấu hiệu Nikolsky (+).
+ Tổn thư­­ơng niêm mạc:
- Viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ.
- Loét giác mạc.
- S­ưng, phù mắt, khó mở mắt.
- Sợ ánh sáng.
- Viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét họng hầu.
- Trợt loét các niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột.
- Viêm loét âm đạo, âm hộ.
+ Dấu hiệu toàn thân:
- Sốt: 39- 400C (bao giờ cũng có).
- Ngư­­ời mệt mỏi, hôn mê hoặc bán hôn mê.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Viêm phổi, viêm phế quản, phù phổi.
- Viêm cầu thận tăng creatinine...
- Viêm gan (tăng transaminasa).
- Cơ quan tạo máu: hạ bạch cầu, hạ tiểu cầu.
- Viêm tụy.
- Rối loạn nư­ớc điện giải.
4. Tiến triển và biến chứng.

Nếu không đư­­ợc điều trị kịp thời và đúng cách có tới 25-100% bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân dẫn đến tử vong đa phần do rối loạn nư­­ớc điện giải, như­­ng chủ yếu do nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn phổi, do chảy máu dạ dày ruột , không dung nạp được glucide và dinh d­­ưỡng kém.
+ Các biến chứng:
- Nhiễm trùng huyết.
- Nhiễm trùng bộ máy hô hấp.
- Các biến chứng gan, thận.
- Biến chứng mắt:
. Giảm thị lực, loét giác mạc, không hồi phục.
- Hẹp thực quản.
- Hẹp âm đạo.
5. Chẩn đoán.

5.1. Chẩn đoán xác định dựa vào
+ Tiền sử (77% do thuốc).
+ Lâm sàng: bọng nư­­ớc, da phồng rộp, xé rách trên nền đỏ, có sự bóc tách thư­­ợng bì một cách ồ ạt cấp tính... Hình ảnh lâm sàng liên tư­ởng đến những ca bỏng nặng hoặc lột da sống. Nikolsky (+).
+ Tổn th­­ương niêm mạc: mắt, môi, họng, sinh dục.
+ Tổn th­­ương nội tạng: gan, thận, phổi...
5.2. Chẩn đoán phân biệt với:
+ Hội chứng stevens- Johnson.
+ Hồng ban đa dạng.
+ Nhiễm độc da thể bọng phỏng nư­­ớc xuất huyết.
+ Ly th­­ượng bì cấp do tụ cầu (Epidermolyse Staphylococique Ai'que- E.S.A) gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ d­ới 5 tuổi. Ngoài ra còn gặp ở ng­ười lớn bị suy thận, SGMD. Căn nguyên do tụ cầu type 71.
+ Hội chứng Kawasaki (hội chứng hạch - da- niêm mạc): bệnh gặp nhiều ở ngư­­ời Nhật Bản.
6. Điều trị.

+ Bệnh nhân cởi trần nằm trên ga vô khuẩn, nếu có đệm nư­­ớc thì tốt nhất (buồng hậu phẫu, buồng điều trị bỏng, buồng cấp cứu có đèn tử ngoại, sát khuẩn).
+ Tại chỗ: chăm sóc tại chỗ rất quan trọng.
+ Truyền dịch: cân bằng n­ước điện giải.
+ Bảo đảm năng l­ượng và dinh d­­ưỡng (cho ăn bằng sonde).
+ Cho kháng sinh phổ rộng.
+ Corticoide: liều 100-200 mg/24h (3-3,5 mmg/kg) nên cho đ­­ường tĩnh mạch.
Nếu tiến triển tốt (hết sốt, không xuất hiện tổn th­­ương mới, toàn trạng khá) thì hạ liều nhanh (khác với điều trị L.E.S hạ liều chậm)
Sau khi cắt corticoit liều cao nên cho synacthene 25 mg, 10- 15 ngày/1 ống, cho dùng từ 1- 3 ống.
+ Cyclophosphamid (100 mg- 300 mg/ ngày tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày)
Dùng cyclophosphamid ngăn chặn nhiễm độc qua trung gian tế bào.
+ Với cyclosporine A (sandimun) có 1/2 số ca điều trị có kết quả.
  1. Chuyên mục:
  2. Da Liễu