Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Bệnh Lậu là là gì?

Bệnh Lậu là là gì? Ths.BS Huy 0912 525 147
 
Bệnh Lậu ? Ths.BS Huy 0912 525 147
Bệnh lậu một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, thông qua giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ.
•Đây một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, do lậu cầu khuẩn "Neisseria gonorrhoeae" gây nên, có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng.
•Vi khuẩn bệnh lậu thường được tìm thấy ở âm đạo và đặc biệt hơn nữa ở cổ tử cung ở nữ và trong đường niệu đạo ở nam.

1. Nguyên nhân gây bệnh lậu.
Bệnh lậu có nguyên nhân do vi khuẩn gây ra.
•Vi khuẩn gây bệnh lậu không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài phút, cũng như không thể sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, hay chân. Vì thế bệnh lậu không lây qua những hình thức giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn …
Bệnh lậu lây truyền trong khi giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ dưới mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng, …).
•Ngoài ra bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con khi thai sổ qua ống đẻ
2. Triệu chứng bệnh lậu.
Biểu hiện bệnh lậu ở nam và nữ khác nhau :

Đối với nam giới

•Ða số nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng đau ở đầu dương vật, ra mủ niệu đạo kèm theo đái buốt, vì vậy họ thường đi khám sớm, nhưng cũng không đủ sớm để tránh lây truyền cho bạn tình.
•Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Biểu hiện mủ chảy ra từ trong niệu đạo, màu vàng hoặc vàng xanh, số lượng thường nhiều và kèm theo đái buốt, đái dắt.
•Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt … gây vô sinh.
Đối với nữ giới
•Ngứa và rát quanh vùng âm hộ, tiểu tiện thấy đau
•Có tới 50-80% không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên hay bị các biến chứng như viêm tiểu khung dẫn đến vô sinh và chửa ngoài tử cung.
•Phụ nữ có thai bị lậu không được điều trị có thể bị sảy thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh.
•Biểu hiện bệnh cấp tính với các triệu chứng đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.
3. Phòng ngừa và điều trị bệnh lậu.
Phòng ngừa

•Không quan hệ tình duc với người bị bệnh lậu
•Không dùng chung các dụng cu vệ sinh như chậu tắm, khăn…
•Luôn dùng bao cao su và các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
Điều trị

•Đối với bệnh lậu không biến chứng có thể dùng các loại thuốc sau :
-Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
-Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.
-Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.

• Đối với bệnh lậu có biến chứng (viêm mào tinh hoàn, viêm vòi trứng,…) việc điều trị phức tạp hơn, các kháng sinh được dùng với liều cao và kéo dài (2-4 tuần).
•Nhiễm lậu cầu thường kèm theo nhiễm Chlamydia trachomatis do vậy cần kết hợp điều trị đồng thời cả bệnh lậu và Chlamydia trachomatis
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày

- Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày


- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày


- Azithromycin (zithromax) 500mg, uống 2 viên liều duy nhất

.
•Điều quan trọng trong điều trị bệnh lậu nói riêng cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung phải tiến hành điều trị cả bạn tình và tốt nhất các bạn nên đến Bác Sĩ chuyên khoa khám, điều trị dứt điểm, tránh bệnh kháng thuốc và để lại biến chứng.

ThS.Bs Vũ Ngọc Huy 0912 525 147 Chuyên Khoa Da Liểu lây nhiễm Bệnh Viện Da Liễu TƯ 15 A Phương Mai- Đống Đa - Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét