Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

COPD-bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính



Định nghĩa về COPD
“Tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự hạn chế dòng khí không phục hồi hoàn toàn. Sự hạn chế dòng khí này thường tiến triển từ từ và kết hợp với đáp ứng viêm bất thường của phổi với các hạt hoặc khí độc.”
GOLD 2007 (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease)
Khái niệm về đợt cấp COPD
 “Một biến cố lâm sàng quan trọng và thường gặp của COPD bao gồm:
Khởi phát cấp tính nặng lên của các triệu chứng;
Cần thiết thay đổi trong điều trị so với thường nhật trên một BN vốn bị COPD ổn định.”
GOLD 2001
Đặc điểm SHHC trong COPD
SHHC trên nền suy hô hấp mạn.
Chủ yếu là loại tăng carbonic hơn là loại giảm oxy
Liên quan với hyperinflation và auto-PEEP.
Tăng hoạt động của trung tâm hô hấp.
Tình trạng mệt cơ hô hấp.
SHHC trên nền suy hô hấp mạn
Trong khi tổn thương viêm mạn vẫn từ từ tiến triển:
+ Phá huỷ vách phế nang,
+ Tái cấu trúc làm nghẽn tắc, đè xụp đường thở
COPD còn “ổn định” nhờ hàng loạt cơ chế bù trừ, thích nghi rất phức tạp và mong manhSHH mạn
Khi có bất kỳ một nhu cầu tăng TK nào, cơ thể không còn đủ khả năng cung cấp sẽ trở nên mất bù cấp, thực chất là SHH cấp trên nền SHH mạn.
Chủ yếu là tăng carbonic hơn là giảm oxy
Thường gặp cả hai: nhưngPaCO2 chiếm ưu thế
􀂾 PaCO2 > 50mmHg với pH<7,35 và/hoặc
􀂾 PaO2< 50 mmHg (thở khí phòng).
PaCO2:
􀂾 Xuất hiện kín đáo, âm thầm,
􀂾 Do tăng sức cản đường thởgiảm TKPN toàn bộ mạn tính
􀂾 Được thích nghi: tái hấp thu NaHCO3- tại ống thận
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Bệnh Phổi Tắc Nghẹt Mãn Tính
(Chronic Obstructive Pulmonary Disease)
Tóm Lược
Bệnh phổi tắc nghẹt mãn tính (COPD) là một bệnh trong đó luồng khí bị giới hạn không thông qua được ống dẫn khí do viêm chứng. Triệu chứng chính là ho kinh niên và khó thở, thường đi đôi với gia tăng đờm. Những đồng nhất quốc tế nói về COPD được bao gồm trong bảng hướng dẫn Global
Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) do Viện Sức Khỏe Quốc Gia bảo trợ.
Theo GOLD, bệnh phổi bế tắc kinh niên gây nên bởi sưng cuống phổi mãn tính, khí thũng emphysema) và một vài dạng của bệnh hen suyễn, nhất là co thắt khí quản. COPD là một bệnh thường thường đảo ngược khi được chữa trị với thuốc kháng viêm thích hợp.
Bệnh COPD thường âm thầm tiến triển và nặng dần với thời gian.
Bệnh Lý Học
Hút thuốc là nguyên do chính của COPD trong những nước mở mang. Tuy nhiên chỉ có 15% tới 20% những người hút thuốc phát bệnh COPD, trong khi 15% những bệnh nhân bị COPD chưa hút thuốc bao giờ, chứng minh rằng ngoài hút thuốc còn có những yếu-tố khác.
Sự viêm phổi do hít những chất độc là yếu-tố dẫn đầu trong bệnh lý của COPD. Viêm phổi đi đôi với gia tăng đại thực bào, bạch cầu trung tính và bạch huyết bào T. Những tế bào đó nhả ra một số chất trung gian gây nên sự hư hại những khí quản nhỏ trong phổi.
Những thay đổi về cơ cấu đưa tới sự tắc nghẹt khí quản không chữa trị được.
Những yếu-tố nguy cơ khác gồm có giống nòi, di truyền và đặc biệt là sự thiếu hụt alpha 1-antitrypsin, một sự rối loạn tương đối hiếm. Mặc dù những biên cứ về hút thuốc đã được sửa đổi, tỷ lệ bệnh vẫn cao hơn đối với đàn ông và người da trắng,
Theo GOLD, sự diễn tiến của COPD gồm có sự tiết ra nhiều dịch nhờn, tiếp theo bởi sự suy cơ năng các lông tơ, căng phổi, những bất thường về trao đổi khí và sau chót là suy phổi bên mặt (cor pulmonale). Sự tiếp nối giữa phế nang và cuống phổi nhỏ bị gián đoạn và sự đàn hồi bị mất làm giảm áp suất trong phế nang cần thiết khi thở ra. Những thay đổi về cơ thể học với sự ứ đọng dịch nhờn, chất lỏng và tế bào trong khí quản nhỏ ở xa, làm giảm luồng không khí. Vì các khí quản đóng lại sớm do sự mất đàn hồi và sự teo nhỏ khí quản do viêm, khối lượng phổi còn lại gia tăng. Lý do là vì không đủ thời gian cho phổi trút hết không khí khi thở ra. Kết quả là phổi bị
căng quá mức, đặc biệt là khi tập thể dục.
Khi bệnh tiến triển, những bất thường về trao đổi các khí xảy ra gây nên những biến đổi lâm sàng như thiếu dưỡng khí có hay không có dư thán khí. Lý do chính là sự thiếu quân bình giữa thông khí và truyền máu .
Một thành phần có thể thay đổi được của COPD là sự co rút cuống phổi. Hiện tượng này xảy ra khi những cơ trơn trong vách khí quản co lại làm đường kính khí quản nhỏ lại.
Khí Thũng, Sưng Phổi Kinh Niên và Hen Suyễn
COPD được định nghĩa lúc đầu là một bệnh gây nên bởi khí thũng (hư hại mô phổi) và sưng cuống phổi mạn tính (ho kinh niên có đờm ít nhất là ba tháng trong mỗi năm và trong hai năm liên tiếp). Khí thũng là một định nghĩa về bệnh lý học, nhưng thường được dùng không đúng như một định
nghĩa lâm sàng. Sưng cuống phổi mạn tính được dùng như là một định nghĩa lâm sàng nhưng không đề cập tới giới hạn luồng khí.
Hiện nay định nghĩa của COPD do GOLD chỉ định là một bệnh trạng do sự giới hạn luồng khí không hoàn toàn đảo ngược được. Sự giới hạn luồng khí thường tiến triển và đi đôi với sự viêm phổi gây nên bởi những phân tử hoặc khí độc. Dù rằng bệnh hen suyễn khác biệt với COPD, nhiều
bệnh nhân bị hen suyễn có thể bị bế tắc không khí không đảo ngược được. Sự phân biệt giữa hen suyễn và COPD trở thành khó khăn hơn.
Triệu Chứng
Những triệu chứng như khó thở đặc biệt khi hoạt động được tả như thiếu hơi, hụt hơi tiến triển dần dần khi sự bế tắc nặng thêm. Hồi đầu người bệnh chỉ khó thở khi hoạt động, nhưng khi bệnh tiến triển vào giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ khó thở trong hoạt động thường ngày.
Ho kinh niên và có nhiều đờm là dấu hiệu của sưng cuống phổi kinh
niên và là sự đối ứng của cơ thể với viêm xảy ra trong phổi. Đôi khi người bệnh cũng khò khè và làm cho ta nghĩ tới bệnh hen suyễn, đặc biệt nếu đó là triệu chứng đầu tiên.
Bệnh COPD nặng cũng gồm có những cơn bộc phát trong đó đàm có thể trở thành mủ và tăng khối lượng. Và khi bệnh tiến triển, khoảng cách giữa những cơn bộc phát ngắn đi.
Định bệnh
Sự giới hạn luồng không khí đo được do sự giảm khối lượng không khí thở ra trong một giây (forced expiratory volume in one second-FEV1) là sự kiện quan trọng nhất để định bệnh COPD. Mức độ giới hạn luồng không khí đo được do khối lượng thở ra trong một giây chia cho khối lượng sinh khí toàn phần thở ra hết sức (total forced vital capacity)
Khi người bệnh bị COPD có những triệu chứng hô hấp, bệnh thường vào giai đoạn nặng vì bệnh thường tiến triển một cách âm thầm và không có triệu chứng trong 10 năm đầu.
Bất cứ bệnh nhân nào bị ho kinh niên, có nhiều đờm và khó thở và từng tiếp xúc với những chất kích thích như khói thuốc lá cần được định bệnh COPD. Cách tốt nhất để phát giác, phân giai đoạn và định bệnh COPD là máy phế dung kế (spirometer).
Mặc dù dùng phế dung kế được coi là khuôn vàng thước ngọc để định bệnh COPD, nhiều yếu-tkhác cũng giúp được để định bệnh. Khám tổng quát chỉ giúp cho sự chẩn bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Một dấu hiệu sớm nhất là khò khè nhẹ hoặc thở ra kéo dài.
Khi bệnh tiến triển và sự đàn hồi mất dần, hai lá phổi căng quá nhiều và đường kính ngực tăng từ trước ra sau. Tíếng tim đập nghe nhỏ và nghe tiếng ran.
Một phim phổi giúp ta chẩn bệnh. Phổi sẽ trong và lồng ngực sẽ giãn ra, hoành cách mô xẹp xuống và khoảng cách sau xương mỏ ác sẽ tăng lên. Hình trái tim sẽ nhỏ và dài.
Trong bệnh sưng cuống phổi kinh niên, đờm có thể được phân tích. Đờm thường nhiều dịch nhờn, với đại thực bào là tế bào có nhiều nhất. Khi nhiễm trùng xảy ra, đờm sẽ như mủ và bạch cầu trung tính sẽ nhiều hơn. Ta có thể chẩn bệnh bằng cách dùng thuốc làm nở cuống phổi để đảo ngược sco rút cuống phổi.
Cơ năng phổi đảo ngược được hoàn toàn cho biết là bệnh nhân bị bệnh suyễn.
Bệnh nhân bị COPD có thể hưởng lợi một phần khi dùng thuốc nở cuống phổi.

Có một số bệnh cần được phân biệt với COPD.
Chẩn bệnh
Những đặc trưng chính

COPD

Bệnh phát ở tuổi trung niên; triệu chứng tiến triển chậm, hút thuốc lâu năm; khó thở khi hoạt động; giới hạn luồng không khí không đảo ngược được
Hen suyễn

Bệnh phát khi còn nhỏ tuổi nhưng có thể xẩy ra ở bất cứ tuổi nào
Triệu chứng thay đổi từ ngày này qua ngày khác
Triệu chứng vào buổi tối hay sáng sớm
Dị ứng mũi hay bệnh ngoài da cũng hiện diện
Bệnh suyễn có trong gia đình
Giới hạn luồng không khí có thể đảo ngược được
Suy tim sung huyết

Nghe phổi thấy có tiếng ran nhẹ ở đáy
Chụp hình phổi thấy trái tim lớn, phổi thũng
Đo cơ năng phổi thấy khối lượng bị giới hạn chứ không phải luồng không khí bị giới hạn.
Bệnh nở cuống phổi

Khối lượng lớn đờm nhiều mủ
Thường bi nhiễm trùng
Nghe phổi thấy tiếng ran nổ
Chụp phim phổi thấy cuống phổi nở, vách cuống phổi dầy lên
Bệnh lao phổi

Bệnh phát bất cứ tuổi nào. Chụp phim
phổi thấy vùng nám hay đôi khi có nơi bị lủng.
Thử đờm có vi trùng bệnh lao. Tỷ lệ bệnh lao
cao tại đia phương
Bệnh sưng cuống phổi nhỏ bị nghẹt
(Obliterativebroncchiolitis)
Bệnh phát vào tuổi nhỏ, không hút thuốc
Có thể bị bệnh phong thấp hay tiếp xúc với khói
Đo CT thấy nhiều chỗ đậm đặc.
Sưng cuống phổi nhỏ toàn diện
(Diffuse Panbrochiolitis)
Phần lớn bệnh nhân là đàn ông không hút thuốc, đa số bị xoang viêm mạn tính ; chụp phổi thấy những vết nám tròn nằm giữa cuống phổi và phổi căng.
Điều trị
Sự chữa trị bệnh nghẹt phổi mạn tính chỉ chú trọng tới làm giảm triệuchứng.
Nên nhớ rằng khi đã định bệnh COPD, sự hư hại không đảo ngược lại
đã xảy ra.
Một vài khía cạnh của bệnh có thể đảo lộn được. Sự co rút các cơ trơn gây nên co rút cuống phổi có thể đảo loan với thuốc nở cuống phổi hít,
Thuốc steroid hít hay uống cũng làm đảo ngược co rút cuống phổi. Một khi những thay đổi đã xảy ra trong phổi và phổi đã mất tính đàn hồi, không có thuốc gì có thể đem lại tình trạng trước khi bị bệnh. Ngay cả cắt bớt lá phổi cũng chỉ làm giảm triệu chứng thôi.
Khi đã định bệnh một cách nhất định, bệnh nhân hay người săn sóc phải được chỉ dẫn về bệnh và cho biết là chữa trị những triệu chứng là cách duy nhất để duy trì hay làm khả quan phẩm chất cuộc đời. Để thực hiệnnhững điều trên, vấn đề quan trọng nhất là tránh tiếp xúc với những yếu tgây bệnh. Với đa số bệnh nhân, đó là ngưng hút thuốc. Đương nhiên, cũng phải tránh tiếp xúc với bất cứ chất kích thích nào trong môi trường. Bệnh nhân cần phải được chích ngừa bệnh cúm và bệnh song phổi. Tập thể dục đều đặn cũng rất cấn thiết.
Dược phẩm trị liệu gồm có thuốc làm nở cuống phổi và thuốc kháng viêm
Thuốc nở cuống phổi được phân phối bằng cách hít thuốc có hơi hay bột. Thuốc nở cuống phổi uống cũng có nhưng không nên dùng. Tác dụng của thuốc là làm giãn cơ trơn trong khí quản và làm cho không khí di chuyển dễ dàng. Thuốc beta-agonist có tác dụng ngắn thường được bệnh nhân hay bị khó thở thích dùng hơn.
Có 3 loại thuốc nở cuống phổi chính: thuốc beta-agonist, thuốc kháng choline và theophylline. Thuốc hít có thể được dùng khi cần thiết trước khi thể dục hay đều đặn, hay để bổ túc cho những thuốc khác trong những cơn bộc phát.
Thuốc steroid hít hay uống dùng để kháng viêm trong COPD mặc dầu chúng được chỉ định trong bệnh hen suyễn. Tuy nhiên 50% thuốc steroid hít được dùng trong bệnh COPD.
Thuốc steroid có công dụng cho bệnh ở vào giai đoạn nặng và thường hay bị bộc phát.
Dù rằng chưa được Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược phẩmcông nhận, thuốc steroid được GOLD khuyến dùng.
Bs Trịnh Cường

Nghẽn tắc phổi mạn tính là bệnh gì?
Là nhóm bệnh gây cản trở luồng không khí lưu thông qua phổi và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến hô hấp như khí phế thũng (có khí ở màng phổi), viêm phế quản mạn tính và một số trường hợp hen phế quản.
Theo tiếng Anh, tên bệnh là Chronic obstructive pulmonary disease - viết tắt COPD - là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh tật và tàn phế cho nhiều người ở những nước có ô nhiễm môi trường và có tỉ lệ hút thuốc lá cao.
Chất lượng sống của bệnh nhân bị nghẽn tắc phổi mạn tính giảm đi theo tiến triển của bệnh; khó thở và giảm khả năng hoạt động thể lực tăng dần, đến một lúc nào đó chỉ có thể thở được với máy hỗ trợ hô hấp.
Để giảm nguy cơ bị mắc bệnh nghẽn tắc phổi mạn tính thì cách dnhất là không hút thuốc lá. Các nhà khoa học gọi là "sát thủ vô hình" vì 90% gây ra bởi thuốc lá và chưa có thuốc chữa lành.
Chẩn đoán sớm có thể giúp phát hiện bệnh 20 năm trước khi bệnh nhân khó thở. Bệnh phát triển âm thầm với các triệu chứng không đáng kể như ho, khạc đờm và chỉ khó thở khi gắng sức... khi bệnh nặng, các vách của đường dẫn khí bị xơ hoá, tạo sẹo, các túi phế nang bị phá huỷ gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tử vong do suy hô hấp.
Nguyên nhân nào gây COPD?
- Thuốc lá là yếu tố chính làm cho bệnh phát triển và nặng thêm bệnh hen, sự phơi nhiễm với các tác nhân ô nhiễm có trong không khí ở gia đình, nơi làm việc, các yếu tố gene và các bệnh nhiễm khuẩn phổi cũng đóng vai trò quan trọng.
Ở các nước nghèo hay đang phát triển thì chất lượng bầu không khí trong nhà còn có vai trò gây bệnh COPD lớn hơn so với các nước phát triển.
Phòng ngừa nghẽn tắc phổi mãn tính như thế nào?
- Không giống như một số bệnh khác, COPD có nguyên nhân rõ ràng và có cách gần như chắc chắn để phòng bệnh. Đại đa số trường hợp liên quan trực tiếp đến hút thuốc lá cho nên cách tốt nhất để phòng COPD là không bao giờ hút thuốc hay cai thuốc. Nếu là người đã hút thuốc lá nhiều
năm thì việc bỏ thuốc không đơn giản, vì nhiều người đã từng cai thuốc đến vài chục lần. Cũng cần tránh hít phải khói thuốc ở nhà.
- Làm công việc phơi nhiễm với khói hoá chất và bụi là yếu tố nguy nữa của COPD, vì vậy cần giữ cho bầu không khí nơi làm việc không bị ô nhiễm hoặc phải có thiết bị bảo vệ phổi (khẩu trang...).
- Tránh bị nhiễm khuẩn phổi.
- Phát hiện sớm có thể làm thay đổi bệnh cảnh và tiển triển của bệnh.
- Đo lường chức năng hô hấp của phổi là cách thăm dò đơn giản để biết mức độ suy giảm, thường làm với những người đang hút hoặc từng hút thuốc từ 45 tuổi trở lên và bất cứ ai có vấn đề phổi.
- Hay bị ợ chua chứng tỏ bị chứng trào ngược dạ dày-thực quản và có thể làm cho COPD nặng thêm nên cần được chữa trị.
Điều trị nghẽn tắc phổi mãn tính như thế nào?
Không có liệu pháp để chữa khỏi hẳn COPD và không thể làm hết các tổn thương ở phổi nhưng điều trị để kiểm soát các triệu chứng, giảm nguy cơ có biến chứng và cải thiện chức năng phổi để có cuộc sống dễ chịu hơn.
- Trước hết thầy thuốc cần đánh giá kỹ lưỡng tổng thể và chức năng phổi.
- Điều quan trọng nhất của điều trị cũng giống như phòng bệnh là tránh hít phải khói thuốc lá và có bầu không khí trong sạch ở nhà và nơi làm việc. Bỏ hút thuốc là cách duy nhất để bệnh không nặng thêm, có thể dẫn đến chỗ mất khả năng thở.
Thuốc giãn phế quản: Thường dưới dạng thuốc xịt, có loại tác dụng ngắn hay dài, để giảm ho và giúp dễ thở.
Thuốc corticoid dạng hít: Để giảm viêm cho đường hô hấp nhưng cần được thầy thuốc theo dõi vì có nguy cơ làm yếu xương, tăng nguy cơ bị cao huyết áp, đục nhân mắt và tiểu đường, thường chỉ dùng cho COPD trung bình hay nặng.
Kháng sinh: Những nhiễm khuẩn phổi như viêm phế quản cấp, viêm phổi và cúm có thể làm cho COPD nặng thêm và cần dùng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
Nếu nồng độ oxy thấp trong máu có thể cung cấp thêm oxy. Trường hợp COPD nặng có thể phải can thiệp ngoại khoa (lấy đi một phần rìa của mô phổi tổn thương để tăng không gian cho khoang phổi) hay cấy ghép phổi khi có khí thũng phổi nghiêm trọng (ít làm).